Hoa Học Trò
Hoa Học Trò
Hoa Học Trò
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Hoa Học Trò

Thơ Nhạc - Hình Ảnh - Quê Hương .
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên kếtLiên kết  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Giờ VN
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Latest topics
» Mối tình phòng trà xưa: Danh ca Thái Thanh và 'chuyện ba người'
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Sep 30, 2014 1:27 pm

» Được im lặng đến khi có luật sư
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Thu Sep 25, 2014 4:33 am

» ẢNH NUDE QUỐC ĐỊNH
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Sep 19, 2014 5:12 am

» Ht- Độc Tấu Đàn Tranh Nguyễn Thanh Thủy - Nguyễn Thanh Thủy, Đàn Tranh
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Feb 03, 2013 2:52 am

» Cư dân mạng sốt vì "Lời mẹ dặn con gái trước khi lấy chồng"
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Dec 16, 2012 12:29 pm

» HÌNH ẢNH SÀI GÒN NGÀY XƯA
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Oct 15, 2012 5:41 am

» tho muoi_tieuthu
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Mây Mùa Thu Wed Sep 19, 2012 1:25 pm

» Công nương Anh bật cười khi thấy phụ nữ ngực trần
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Sep 18, 2012 8:14 am

» Bảo Trân tinh khôi trong tà áo dài trắng
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Aug 27, 2012 6:24 am

» Compagnon Disparu (Áo Em Thu Vàng) - Ngọc Lan
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sat Aug 25, 2012 12:18 pm

» Playlist : Tình Nhớ ( Khánh Ly ) 1985
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Aug 24, 2012 12:49 pm

» Lối Thu Xưa
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Aug 24, 2012 7:15 am

» Nhạc Guitar cổ điển
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Aug 19, 2012 2:06 pm

» Bí mật đêm "mây mưa" của hoàng đế Trung Quốc
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Aug 19, 2012 3:18 am

» Chị Tôi ( Mùa Thu Cho Em )
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed Aug 15, 2012 3:22 am

» Kiếp Dã Tràng (Nhạc )
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Aug 14, 2012 12:42 pm

» Xem ốc sên, kiến trổ tài 'đi' trên mặt nước
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Aug 13, 2012 4:10 am

» Chiêm ngưỡng bộ xế Rolls-Royce biển đẹp tại Việt Nam
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Jul 09, 2012 1:22 pm

» Xem chàng trai tháo bỏ nam tính để thành nữ
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Jul 02, 2012 5:35 am

» Ảnh biểu tình ngày 01/7/2012
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Jul 02, 2012 5:19 am

» Nước Nga thu nhỏ trong 800 m2
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Jun 18, 2012 1:22 pm

» Bất ngờ với tượng "sex" tại công viên Tình Yêu xứ Hàn
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed Jun 13, 2012 3:57 am

» Phạm Thiên Thư - Ðộng hoa vàng
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Jun 04, 2012 1:44 am

» Nhảy từ độ cao 730m không cần dù
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Thu May 24, 2012 1:41 pm

» Những hình ảnh hiếm về VN trước năm 1954
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sat May 12, 2012 2:13 pm

» him ‘Bẫy cấp 3’ có thể bị cấm chiếu
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed May 09, 2012 2:30 am

» “Choáng” với tranh 3D siêu thực giữa phố
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Apr 29, 2012 6:48 am

» 'Con ngựa thồ' đặc biệt của NASA
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Apr 13, 2012 3:24 pm

» Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 )
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed Apr 11, 2012 2:10 pm

» “Titanic” – những khoảnh khắc nhìn lại…
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed Apr 11, 2012 2:02 pm

» Người sở hữu hoàng bào triều Nguyễn
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Apr 08, 2012 7:07 am

» Vĩnh biệt nhạc sĩ "Nỗi buồn hoa phượng"
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Thu Apr 05, 2012 10:50 am

» Chiêm ngưỡng quần thể biệt thự của Diễm My
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Thu Apr 05, 2012 9:08 am

» Sài Gòn xưa... Sài Gòn: Khung trời của những kỷ niệm xưa
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Apr 03, 2012 3:54 am

» Xôn xao với loạt ảnh “nóng” của người mẫu Trung Quốc
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Apr 01, 2012 9:12 am

» Phát hiện kho báu khổng lồ bên trong biệt thự cổ ở St. Petersburg
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Apr 01, 2012 9:10 am

» 20 tờ bạc đẹp nhất thế giới
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Mar 18, 2012 10:24 am

» Bi Rain mặc quân phục đến Việt Nam
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Mar 18, 2012 10:14 am

» Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (*) Bùi Vĩnh Phúc
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sat Mar 03, 2012 3:48 am

» 30 nguyên tắc vàng đối nhân xử thế của Đắc nhân tâm
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Feb 24, 2012 9:23 am

» Cận cảnh "quái vật biển sâu" vừa bị bắt
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Feb 24, 2012 8:58 am

» Tết của người Hà Nội xưa qua ảnh
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Jan 27, 2012 5:15 am

» Lễ hội mùa xuân kỳ lạ của người Nhật
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Jan 24, 2012 3:49 pm

» Bùi Giáng có thật sự làm thơ?
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Jan 24, 2012 6:04 am

» Xuan nham thin 2012 ( dem 28 Tet )
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Jan 22, 2012 7:10 am

» Đường phố Sài Gòn lung linh đón Tết
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Fri Jan 20, 2012 4:26 am

» CÁC BÀI VĂN CÚNG TRONG DỊP TẾT NHÂM THÌN VÀ HƯỚNG XUẤT HÀNH
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Wed Jan 18, 2012 4:12 am

» Những điểm du lịch hấp dẫn dịp cuối năm
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Tue Dec 27, 2011 11:01 am

» Nude art Quốc Định
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Mon Dec 26, 2011 6:28 am

» Chúc Mừng Năm Mới - 2012
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Emptyby Admin Sun Dec 25, 2011 2:34 pm


 

 Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 )

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 141
Join date : 27/07/2010

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 )   Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) EmptyWed Apr 11, 2012 2:10 pm

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1)


6:53 sáng | Tháng Ba 26, 2012
(Petrotimes)
- Người Việt cũng giống các dân tộc khác, cũng muốn sống đời đời kiếp
kiếp mà những bí ẩn về thuật ướp xác được nghiên cứu vừa qua là một minh
chứng cho khát vọng phi thường ấy.
“Cái
gì khô héo hơn cọng rơm khô? – Một trái tim đau buồn… – Cái gì lạ lùng
nhất đời? – Ai cũng thấy chúng sinh đi về cõi âm ty, nhưng ai còn sống
thì lại tìm cách sống đời đời kiếp kiếp. Đấy là điều lạ lùng nhất…”
(trích Mahabharata – sử thi Ấn Độ vĩ đại, tác phẩm được coi là mênh mông
và lớn lao hơn cả “Iliad và Odyssey” của Homer). Người Việt cũng giống
các dân tộc khác, cũng muốn sống đời đời kiếp kiếp mà những bí ẩn về
thuật ướp xác được nghiên cứu vừa qua là một minh chứng cho khát vọng
phi thường ấy.

Kỳ 1: Đưa xác thiền sư… nhập viện
Nhục
thân của ba vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, Như Trí được phát
hiện ở chùa Đậu và chùa Phật Tích đã làm chấn động giới khoa học, đặc
biệt là ngành khảo cổ học Việt Nam. Những bức tượng cũ kỹ, nhuốm màu
thời gian tưởng chừng chỉ tồn tại như là một biểu tượng linh thiêng
trong lòng Phật tử nhưng có ai ngờ, đó là những di hài thực sự của người
đã viên tịch trong khi ngồi thiền với mục đích để thân thể của họ trở
nên vĩnh cửu.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường
là một trong những nhà nhân chủng học hàng đầu và là người duy nhất của
Việt Nam được đào tạo chuyên ngành phục chế lại mặt theo xương sọ tại
Viện Hàn lâm CHDC Đức (cũ). Ông là nhân vật chủ chốt trong việc phát
hiện và phục chế nhục thân của các vị thiền sư và từ những nghiên cứu
này đã hé mở ra một phương pháp ướp xác kỳ diệu nhờ vào năng lực đặc
biệt của các vị thiền sư mà có lẽ người đời vốn chỉ được nghe trong…
truyền thuyết!
Bắt đầu từ cái gác chuông bị dột
Chùa
Đậu, ngày 3/5/1983. PGS Nguyễn Lân Cường đứng trên gác chuông rêu
phong, gió phần phật bay làm rối bù mái tóc của ông. Chùa Đậu là ngôi
chùa cổ, cách trung tâm thủ đô khoảng 25 cây số, đã được Nhà nước công
nhận là Di tích lịch sử từ năm 1960. Trước cửa tam quan có một đầm sen,
xung quanh chùa là mênh mông nước nên nhìn từ trên xuống, ngôi chùa như
một đóa sen dập dềnh trong sương sớm.
PGS
Nguyễn Lân Cường chợt nhớ về câu chuyện GS.TS Tô Ngọc Thanh sau một
lần về thăm chùa Đậu đã phát hiện gác chuông nhà thờ bị hỏng nặng. Điều
đặc biệt là, GS Thanh đã nói đến 2 pho tượng cổ trong chùa có hình dáng
vô cùng kỳ lạ.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) VukhacminhNhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh sau khi tu bổ
Ông
giật mình vội vã chạy xuống phía dưới. Ông đứng lặng yên bên chiếc am
nhỏ phía bên phải cửa chùa. Đây là am thờ thiền sư Vũ Khắc Minh và trong
am vẫn còn nguyên pho tượng mà thời gian đã làm ẩm mốc, tróc lở. Tượng
thiền sư ngồi trong am, sau tấm mành tre, gương mặt như suy tư về cõi
Phật. Đầu thiền sư hơi cúi xuống, lưng cong gập, hai tay đặt trước bụng,
chân ngồi thiền khoanh tròn, bàn chân trái ngửa vắt lên đùi phải. Đây
là một thế ngồi tương tự như rất nhiều tượng Phật khác, đó là thế ngồi
Kết Già Phu Tọa. Phần chân của tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đúng với cách
ngồi Cát Tường. Theo GS Nguyễn Khắc Viện thì đây là cách ngồi tốt nhất
để tập trung tư tưởng, gọi là tọa thiền chủ động, tọa thiền để rồi nhập
thiền. Trong quá trình này, người ngồi thiền có thể chủ động về sinh lý
ngay từ trước cho đến lúc tập trung cao độ và đến giai đoạn như pho
tượng đang diễn tả thì hầu như không còn cảm giác nữa.
Như
có điều gì đó thôi thúc, ông Cường xem xét tỉ mỉ từng chi tiết của pho
tượng này. Ông phát hiện thấy hai vết nứt ở đầu gối nhưng đã được gắn
lại vội vã bằng sơn ta. Vùng trán và hai hốc mắt cũng xuất hiện một số
vết nứt. Có vết nứt rất lớn từ đỉnh đầu chạy theo đường khớp dọc của
xương sọ, vòng xuống bên trái xương trán, vắt qua chân mày rồi tách
thành ba vết nứt khác; một vết nứt nữa chạy từ gốc cánh mũi trái xuống
phía dưới qua phía ngoài của khe miệng.
Sau
vài ngày “chăm sóc đặc biệt” pho tượng, bằng sự nhạy cảm của nhà nhân
chủng học nhiều kinh nghiệm, ông Cường đã đưa ra một nghi vấn rùng mình:
trong pho tượng có xương người, tức là bức tượng này là tượng người
thật chứ không phải tượng đồng hay gỗ!
Muốn
khẳng định sự thật này thì đương nhiên, ông Cường không thể “mổ” pho
tượng ra để xem được, thậm chí, ông không thể và không dám đập vỡ bất cứ
bộ phận nào của pho tượng.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) XuonsoPhim chụp X quang xương sọ của thiền sư Vũ Khắc Minh
Không
còn cách nào khác, ông Cường liều lĩnh đề nghị được đưa pho tượng đi
bệnh viện để… chụp X-quang. Ông muốn chứng minh 3 điều: trong bức tượng
không hề có cốt kim loại, hoặc gỗ để làm khung liên kết các xương; không
hề có chất dính để dính các xương vào với nhau; các xương nằm theo đúng
vị trí giải phẫu.
Đây là một đề nghị
rất khó chấp nhận và chưa có tiền lệ. Pho tượng này đã nằm ở chùa Đậu
rất lâu và nổi tiếng linh thiêng. Việc đưa tượng đi viện sẽ làm nhiều
Phật tử hiểu lầm rằng, đó là việc báng bổ và bất kính. Thế nhưng, với sự
nhiệt tình của mình, ông Cường đã giải thích cặn kẽ mục đích của mình
cho trụ trì nhà chùa và cuối cùng đã nhận được sự đồng ý.
Chiều
ngày 25/5/1983, ông Cường trực tiếp chỉ đạo đưa bức tượng “nhập” Bệnh
viện Bạch Mai, Hà Nội. Ông nhớ lại: “Việc đó chúng tôi phải làm thật
nhanh gọn, tránh để nhiều người biết vì sợ có sự cản trở. Chúng tôi đưa
thẳng bức tượng vào Khoa X-quang, với sự giúp đỡ tận tình của PGS Đặng
Văn Ấn, lúc đó là Chủ nhiệm Khoa, các kỹ thuật viên đã tiến hành chụp
soi phần sọ, ổ ngực và ổ bụng. Sự thật đúng như chúng tôi dự đoán, bức
tượng này thực chất là một di hài”.
Qua
những tấm phim chụp, ông Cường thấy toàn bộ phần xương trong bức tượng
người thật này. Xương sườn, xương đốt sống đã đổ sập xuống, nằm gọn
trong khoang bụng. Hộp sọ còn nguyên vẹn, phần xương lá mía và phần
xương đỉnh trên không bị đục vỡ như trên sọ của vua Ai Cập Ramsès V để
lấy não ra rồi đưa nhựa thơm vào. Phần răng của vị thiền sư còn nguyên
vẹn. Tất cả phần xương tay, chân, bàn chân, xương sườn, xương bả vai đều
còn nguyên và nằm đúng vị trí giải phẫu. Một tấm phim chụp chậu hông ở
phía trước thấy rõ góc của xương mu là một góc nhọn. Điều này chứng tỏ
đây là di hài của một người đàn ông, vì nếu là di hài của người đàn bà
thì góc này phải là một góc tù.
Về cơ
bản, di hài này là một thực thể tương đối hoàn hảo, nguyên vẹn. Bằng
cách nào mà vị thiền sư này giữ được thân thể mình vẹn nguyên qua hàng
thế kỷ như thế trong khi ngay cả đến những xác ướp Ai Cập cổ đại cũng
không thể hoàn hảo được như vậy?
Bí mật về phương thức thiền táng đặc biệt
Xác
ướp nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là thi hài của một phụ nữ ở Mã Vương
Đôi, sống cách ngày nay 2.000 năm. Bà được hút hết máu, thay vào bằng
một chất lỏng gốc thủy ngân, quấn thêm 13 lớp vải, sau đó được bỏ vào
một cái quan tài chứa đầy chất sát trùng và chiếc quan tài đó lại được
đặt trong một cái quan tài khác. Tất cả được chôn thẳng đứng trong một
hố sâu 15m, phía trên chèn than gỗ, tro và đất sét mịn để nước không
thấm qua, nhờ vậy xác không bị thối rữa mà vẫn mềm mại. Các nhà khoa học
đã tìm hiểu và cho thấy bà đã qua đời vì bệnh tim mạch.
Từ
việc nghiên cứu những táng thức như địa táng, thủy táng, thiên táng,
huyền táng… nhóm nghiên cứu của PGS Nguyễn Lân Cường đã đặt tên táng
thức các vị thiền sư ở chùa Đậu là thiền táng (táng theo tư thế ngồi
thiền) hay tượng táng (làm thành tượng để táng).
Câu
hỏi đặt ra là, thiền sư Vũ Khắc Minh đã dùng thứ năng lượng nào để có
thể viên tịch trong trạng thái ngồi thiền mà nhục thể của ông có thể
thách thức được với thời gian?
Chúng
tôi đã được nghe một câu chuyện về phương thức… tự ướp xác mình một cách
kỳ công đến mức khổ hạnh. Cũng đi vào cõi vĩnh hằng theo tư thế ngồi
thiền, đó chính là xác ướp ở đền Churenzy ở tỉnh Yamagata – Nhật Bản.
Ngôi đền này được xây dựng từ 400 năm trước và rất nổi tiếng vì giữ được
nhục thân của vị danh tăng Tetsumonkai. Tetsumonkai là một nông dân rất
khỏe mạnh, đẹp trai và đã có không ít cô gái trong vùng để ý đến. Vào
một ngày nọ, khi đang làm việc trên cánh đồng, ông bị hai Samurai say
rượu gây sự. Ông đã tự vệ bằng chính chiếc hái trên tay và giết chết hai
Samurai kia.
Sau khi giết người,
biết rằng tính mạng của mình sẽ bị đe dọa, ông vội vã trốn vào vùng núi
gần đó và tới chùa Churenzy. Trước khi trốn lên đây, Tetsumonkai đã biết
rằng đạo Phật tin tưởng vào vòng luân hồi và sự đầu thai. Các tín đồ
Phật tử phải trải qua tu luyện mới đạt đến độ trở thành bất tử. Tuy
nhiên, Tetsumonkai không hề biết rằng, những vị sư tại đền Churenzy này
không giống những Phật tử bình thường. Họ thuộc một nhánh của đạo Phật
có tên là Shingon. Các tín đồ Phật tử Shingon tin rằng có một con đường
tắt để đạt đến độ khai sáng. Thay vì phải theo vòng luân hồi đầu thai
thông thường, họ tin rằng, nếu để cơ thể mình chịu đựng những gì cùng
cực nhất thì người ta có thể trở thành một đức Phật – một kiểu Thánh
sống ngay trong cuộc đời hiện tại của mình.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) 4dDi hài của thiền sư Tetsumonkai tồn tại đến ngày nay và vẫn luôn được người dân Nhật Bản thờ cúng
Tetsumonkai
đã thoát khỏi sự trả thù của các Samurai nhưng ông luôn dằn vặt vì đã
giết người. Để thoát khỏi những dằn vặt đó, ông quyết định tìm đến sự
thanh sạch trong tinh thần thông qua những trừng phạt về thể xác. Ông
bắt đầu tập luyện những nghi lễ Shingon ở trong một ngọn núi gần đó.
Hàng ngày, ông leo lên đỉnh núi rồi lại leo xuống nhiều lần. Đến mùa
đông, ông tắm trong làn nước lạnh giá.
Theo
quy định, phụ nữ không được phép vào ngôi đền này. Nhưng rồi một lần,
chuyện không ngờ ấy đã xảy ra. Một cô gái điếm vốn quen biết với
Tetsumonkai khi xưa đã lẻn vào đền để gặp ông. Lập tức, ông tóm cổ tay
cô gái và dẫn ra phía sau đền. Cô gái chết lặng người khi thấy
Tetsumonkai lôi từ trong người ra một con dao nhọn hoắt rồi trong chớp
mắt cắt phăng… bộ phận sinh dục của mình và đưa cho cô gái. Ông dằn mạnh
từng lời: “Hãy đi đi và đừng bao giờ quay lại ngôi đền này nữa”.
Hai
mươi năm trôi qua, Tetsumonkai đã hoàn thiện cách tự chối bỏ bản thân
và đạt đến độ thanh khiết về tinh thần. Đến năm 84 tuổi, ông quyết định
tự ướp xác mình.
Tetsumonkai bước vào
một căn hầm nhỏ, nằm sâu dưới đất, chỉ đủ chỗ cho một người ngồi thiền.
Hầm kín mít, chỉ có một ống dẫn khí vào bên trong. Ông không hề ra
ngoài hay ăn uống bất cứ thứ gì trong đó. Hàng ngày, ông chỉ có mỗi một
động tác là rung chuông để báo cho người bên ngoài biết là ông còn sống.
Mười ba ngày trôi qua, hôm nào tiếng chuông cũng vang lên, nhưng đến
ngày thứ mười bốn thì chỉ còn sự im lặng.
Sau
đúng một nghìn ngày, người ta mới mở hầm mộ ra và vô cùng kinh ngạc khi
thấy Tetsumonkai vẫn ngồi nguyên ở tư thế thiền như khi còn sống. Đôi
mắt ông đã khép lại nhưng thân thể ông không hề có dấu hiệu của sự thối
rữa. Thi thể ông đã trường tồn cùng thời gian.
Không
ai biết bằng cách nào mà nhà sư Tetsumonkai làm được điều kỳ diệu như
vậy. Mãi về sau này, các nhà khoa học đã tìm ra rằng, Tetsumonkai đã âm
thầm ướp xác mình trước khi ông chết hàng nghìn ngày. Giai đoạn đầu tiên
trước đó là khoảng 3 năm, Tetsumonkai sống theo chế độ ăn kiêng rất hà
khắc. Ông không ăn bốn loại ngũ cốc: gạo, lúa mì, đậu tương, vừng mà chỉ
ăn các loại hạt ở trong rừng. Giai đoạn thứ hai khoảng hơn 3 năm, ông
chỉ ăn một lượng nhỏ vỏ và rễ cây thông. Trong giai đoạn cuối cùng, ông
uống một loại trà đặc biệt được tinh chế từ nhựa cây urushi (giống cây
sơn ta ở Việt Nam). Ông còn uống một loại nước suối có hàm lượng thạch
tín rất cao. Chính nước suối có chứa thạch tín và nhựa cây urushi đã
giết chết những vi sinh vật làm phân hủy cơ thể. Chúng là những chất xúc
tác cuối cùng, trước khi các vị thiền sư bước vào hầm mộ ngồi thiền, nó
chẳng những diệt vi khuẩn gây ra việc phân hủy xác mà còn đóng vai trò
bảo quản cho các mô của cơ thể.
Xác ướp của thiền sư Tetsumonkai là một minh chứng cho sự khổ luyện dài lâu và những phương pháp rất khoa học.
Quay
trở lại câu chuyện của vị danh tăng Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, sau quá
trình phát hiện, phục chế, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và
tìm ra phương pháp ướp xác của vị thiền sư này. Và họ đã ngỡ ngàng nhận
ra công phu tuyệt đỉnh nhờ sự tu luyện khổ hạnh cùng năng lượng đặc
biệt của con người mà chúng tôi sẽ nói ở kỳ sau.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) 4-pathNhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh (ảnh tư liệu chụp năm 1931 – Viện Thông tin KHXH)
Một
câu hỏi mà nhiều người nêu ra: cách ướp xác như ở chùa Đậu có từ bao
giờ ở nước ta? Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Bính Thân (Hội Trường Đại
Khánh, năm thứ 7 (1116), (Tống Chính Hòa năm thứ 6). Mùa hạ, nhà sư Từ
Đạo Hạnh trút xác ở chùa núi Thạch Thất (Thạch Thất là tên huyện, tức là
huyện Ninh Sơn ngày nay, tên núi là Phật Tích. Phật Tích này khác với
Phật Tích ở Bắc Ninh. Từ Đạo Hạnh đến chơi núi ấy, thấy tảng đá trong
hang núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng, tục truyền đó là
chỗ Đạo Hạnh trút xác)”. “…Người làng cho là việc lạ, đặt xác Đạo Hạnh
vào trong khám để thờ” (Xác Đạo Hạnh đến khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh,
bị người Minh đốt cháy, người làng ấy lại đắp tượng để thờ như cũ, hiện
nay hãy còn)”.
Theo Phật lục: “Chùa Phật Tích… khám thờ tổ đệ nhất bó cốt làm tượng….”
Như
vậy, rõ ràng việc bó cốt làm tượng theo phương thức “tượng táng” (mà
theo Phật giáo gọi là nhục thân) đã có từ thế kỷ XII ở nước ta.


------------------------------------------------------------
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ cuối)



9:06 sáng | Tháng Tư 2, 2012
(Petrotimes)
- Nhục thân của thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) mang đậm màu
sắc tâm linh, nhưng với nhãn quan khoa học, người đời nay đặt câu hỏi
rằng, bằng phương pháp gì và con đường nào mà thi thể của ông không bị
thời gian hủy hoại?
>> Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 2)
>> Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1)


Kỳ cuối: Lửa tam muội bí truyền
Bí ẩn trong am cổ
Cách
Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về
chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn. Ngôi chùa này vốn có tên
Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu hành, giảng
đạo và dạy dỗ Lý Công Uẩn, người khai sinh Thăng Long – Hà Nội.
Ai
đã đến chùa Tiêu đều không quên ni sư Đàm Chính, người có vẻ mặt đôn
hậu và đôi mắt hiền hòa. Hơn 60 năm về trước, khi là một thiếu nữ 17
tuổi đã về tu nghiệp ở chùa. Năm 1971, cái năm mưa liên miên, cây cối
mọc nhiều trong vườn tháp, khiến nhà chùa phải bắc thang lên cắt rễ cây
ăn sâu vào tháp. Vén một nhành cây phủ tháp Viên Tuệ, ni sư thấy một
viên gạch màu đỏ, trên có ghi tên và năm tịch của người trong tháp. Qua
khe nứt, ni sư kinh hãi nhận thấy một người ngồi thiền trong tháp, nhưng
ni sư bịt chặt kẽ hở và giữ kín chuyện, mãi tới năm 1996 mới thưa lại
với Hòa thượng Thích Thanh Từ – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt, khi
tới thăm chùa Tiêu Sơn. Ni sư ngỏ lời nhờ Hòa thượng giúp đỡ và người
của Thiền viện Trúc Lâm ngỏ lời với PGS Nguyễn Lân Cường.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) 1401Nhục
thân được phục dựng lại của thiền sư Chuyết Chuyết (chùa Phật Tích) là
một minh chứng khác cho thấy phương pháp tượng táng đặc biệt của người
Việt: sau khi thiền sư tịch, các tín đồ đã lấy dây đồng để dựng khung
xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ bên ngoài xương bằng chất
bồi mà chủ yếu là mạt cưa, vải, sơn ta… Pho tượng trước khi phục chế đã
bị vỡ thành 342 mảnh, gồm 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi, được phục dựng
lại hình hài bằng phương pháp Geraximov.
Lần
theo văn tự trên viên gạch đính trên tháp, được biết rằng, người ngồi
trong tháp có đạo hiệu là Ma ha đại Tỳ kheo Như Trí; tháp được kính cẩn
hoàn thành vào ngày lành mùa Xuân niên hiệu Bảo Thái thứ 4 (1723) triều
Lê Dục Tông. Thân thế sự nghiệp của Thiền sư Như Trí đến nay chưa tìm
thấy sử sách, chỉ xuất hiện trong một vài tác phẩm văn Nôm chưa có dịp
kiểm chứng. Những tư liệu đó cho biết, ngài có cùng một số huynh đệ có
cùng chữ Như, phụ giúp Thiền sư Chân Nguyên sao lục ấn hành những tác
phẩm của thời Trần còn sót lại trong nhân gian như Khóa Hư Lục, Tam Tổ
Trúc Lâm, Kiến Tánh Thành Phật và đặc biệt là năm 1715 in lại bộ Thiền
Uyển Tập Anh Ngữ Lục – một bộ sách rất có giá trị về văn hóa Phật giáo
Việt Nam.
Theo Thượng tọa Thích Thông
Phương – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thì “Thiền sư Như Trí là đệ
tử nối pháp của Thiền sư Chân Nguyên, một thiền sư thời Hậu Lê có công
phục hưng Thiền phái Trúc Lâm, do sư tổ Trúc Lâm – vua Trần Nhân Tông mở
ra và từng trụ trì chùa Long Động ở Yên Tử, nay là Thiền viện Trúc Lâm
Yên Tử. Hiện nay ở đây còn tháp đá tôn thờ Thiền sư, gọi là tháp Tịch
Quang”. Thượng tọa Thích Thông Phương cũng nhận xét rằng, Thiền sư Như
Trí đã an nhiên trước sinh tử, thị tịch trong tư thế khiết già và để lại
nhục thân cho đến ngày nay, càng làm sáng tỏ dòng Thiền Trúc Lâm trên
đất Việt và cho thấy chư Tổ người Việt tu hành rất có kết quả cao sâu,
đúng với chân lý bình đẳng mà Phật đã dạy.
Ngày
5/3/2003, nhục thân Thiền sư Như Trí được đưa ra khỏi tháp, trong tư
thế bán già, tay kết ấn tam muội, nhưng vì ẩm mốc nên bị mục rớt phần
cẳng tay, nhiều phần hư hỏng nặng, có nhiều vỏ trứng của các loài côn
trùng hoặc bò sát nằm rải rác quanh bệ sen làm bằng gốm non màu đỏ.
Điều
khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc, nhưng trong
lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân Ngài
qua nhiều năm không bị gục xuống. Khi PGS Cường tu bổ pho tượng táng này
là ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng
thiền sư. Ông khẳng định: “Tượng được phủ kín bằng lớp bồi, phía dưới
lại có đáy gốm hình tòa sen, do đó, khối vật chất này không thể lọt vào ổ
bụng được”.
Ông Cường và các nhà
khoa học lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
để phân tích bằng phương pháp phổ nhiễu xạ tia X, kết quả cho thấy, hợp
chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần
phủ tạng. Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta phát hiện và
chứng minh được có phần nội tạng trong bụng Thiền sư, tức là thi thể
Thiền sư được ướp theo một cách thức riêng, không hề giống với cách ướp
xác của người Ai Cập.
Việc tu bổ pho
tượng nhục thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành, Ngài đã trở lại dáng vẻ
gần như ban đầu và tiếp tục ngồi “kiết già” trong nhà thờ Tổ với sự bảo
quản cẩn thận của khoa học hiện đại.
Tuy
nhiên, câu hỏi lớn đặt ra với các nhà khoa học là, sự xâm hại nghiêm
trọng của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, vì sao ngài
vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn
nguyên vẹn?
Yếu quyết tự ướp xác
Theo
nhà Phật, người chết mà để lại những phần không bị thiêu hủy sau khi
hỏa táng thì gọi là xá lợi. Xá lợi ấy nhiều khi cũng rất đặc biệt, ví
như cái lưỡi của ngày Duy Ca Mật, một vị thuyết pháp người Ấn Độ, hay
như quả tim của vị danh tăng Thích Quảng Đức để lại do tự thiêu để phản
đối chế độ Mỹ – ngụy ở miền Nam Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại thì,
đức Phật sau khi viên tịch cũng để lại xá lợi là những viên ngọc ngũ
sắc mà ngay cả nhiệt độ rất cao cũng không thiêu hủy được.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) 1091Đưa nhục thân thiền sư Như Trí vào khám rồng
Nếu
là những bậc chân tu, sau khi luyện được tâm thanh tịnh thì họ đạt được
ngũ thông hoặc lục thông. Tai họ có thể nghe được âm thanh cực nhỏ hoặc
từ rất xa; mắt nhìn được xa những vật rất nhỏ, tâm có thể đọc được ý
nghĩ của người khác. Tuy nhiên, các gốc của Phật giáo không phải là để
đạt được ngũ thông, lục thông mà là để chuyển hóa cái tham, sân, si
trong con người mình đến chỗ an nhiên, thanh tịnh. Để dù mắt thấy sắc,
mũi thấy mùi, tai nghe rõ… nhưng trong tâm không nảy sinh bất kỳ một ý
niệm nào ưa thích hay ghét bỏ, phiền não. Nếu tu được đến mức độ như vậy
thì quá khứ hay hiện tại sẽ không còn ngăn cách nữa. Tất cả những yếu
quyết để tự ướp xác này là một phương pháp bí truyền có tên là “lửa tam
muội”.
Tương truyền, lửa tam muội
nghĩa là một ngọn lửa huyền bí, là thứ năng lượng đặc biệt của con
người. Người ta dùng hô hấp để kích động các bí huyệt trong cơ thể, để
lúc nào cũng cảm thấy ấm áp như được khoác một bộ áo dày, mà người Tây
Tạng gọi là “mặc áo tiên”. Khi đã nhập định, người ngồi thiền cảm thấy
thân tâm thoải mái, an lạc, dễ chịu mà người ta hay gọi là “sống trong
tiên cảnh”.
Cũng như khinh công,
luyện lửa tam muội là một phương pháp bí truyền, phải có thầy chỉ dẫn,
chứ không thể học theo sách được. Thầy phải là người đã luyện thành công
lửa tam muội mới có thể chỉ dạy được, để biết rõ các nguy hiểm trên
đường tập luyện, vì một sai lầm có thể đưa đến điên loạn hay tử vong.
Hành giả phải có một thân thể cường tráng, mới có thể khắc phục được
những khó khăn bước đầu.
Cũng như mọi
phương pháp bí truyền, người ta thường thêu dệt nhiều điều huyền hoặc,
khó kiểm chứng. Tuy nhiên, đằng sau những điều khó tin này, vẫn ẩn tàng
một cái gì đó cần gạn lọc để tìm ra tinh hoa ở bên trong.
Thông
thường, môn sinh ngồi cho thật vững vàng, thoải mái. Cách ngồi phổ biến
là kiết già hoặc bán già. Sau khi tập ngồi thuần thục, chân tay hết
nhức mỏi thì bắt đầu tập thở cho thật đều, thật sâu trước khi hít thở
theo nghi thức. Như vậy, môn sinh ngồi thế kiết già bắt chéo hai chân,
bàn tay đặt lên đầu gối, ngón cái, ngón trỏ và ngón út thẳng ra, ngón
giữa và ngón áp út thu vào lòng bàn tay. Thoạt đầu, họ thở cho thông hai
lỗ mũi, sau đó tập trung tư tưởng vào hơi thở. Khi thở ra, họ tưởng
tượng mình đang xả bỏ các tính xấu như tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, hận
thù. Khi hít vào, họ tưởng tượng mình đang thu vào những tính tốt như
từ, bi, hỷ, xả, thanh tịnh. Tiếp theo, họ hít vào, dồn khí xuống bụng,
nín thở trong một thời gian ngắn, trước khi từ từ thở ra. Cứ tập như
thế, đến khi cơ thể hoàn toàn thả lỏng, tâm trí dứt hết các nỗi lo lắng,
ưu phiền, hoàn toàn thoải mái tự tại.

Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 ) 961Viên
gạch đính trên tháp chứa nhục thân Ngài ghi rõ: Nhục thân ở trong tháp
có tên là Ma ha Đại Tỳ kheo Như Trí (theo bản dịch của PGS.TS Đỗ Thị
Hảo)
Nếu đạt yêu cầu, môn sinh
được chấp nhận cho làm lễ điểm đạo truyền pháp. Họ sẽ bỏ bộ áo dày, chỉ
khoác một tấm vải mỏng. Và từ đó, họ không ngồi gần lửa, tìm đến nơi
hoang vu, thanh vắng, có độ cao trên bốn ngàn thước để hít thở không khí
trong lành. Bí kíp ghi rõ: “Không được tập luyện trong nhà cửa, xóm
làng, vì không khí ở đó bị ô nhiễm củi lửa, có những rung động không
tốt, ngoại cảnh làm xáo trộn tâm trí của hành giả”. Hành giả sẽ sống cô
đơn ở nơi hoang vu, bỏ hết phiền não cõi trần.
Sau
khi hợp nhất khí huyết, môn sinh tưởng tượng có một quả cầu lửa to bằng
nắm tay sẽ sáng rực ở rốn, mỗi hơi thở sẽ như ống bễ quạt cho ngọn lửa
này cháy to hơn, mỗi lần dồn khí xuống sẽ kích thích quả cầu này tỏa
nhiệt mạnh mẽ.
Hít hơi vào, giữ hơi
lại và thở hơi ra đều nương theo một câu chú để giữ ngọn lửa đó không
tắt. Nhờ trước đây đã luyện thành thục cách quán tưởng xả bỏ tham sân si
khi thở ra, và thu từ bi hỉ xả khi hít vào nên tâm được thanh tịnh. Nếu
đốt cháy giai đoạn, cẩu thả luyện khí mà chưa điều ngự được tâm, thì
vọng niệm nảy sinh, luồng hơi nóng sẽ chạy loạn xạ vào các kinh mạch,
khiến môn sinh có thể điên loạn và tử vong.
Nếu tâm không còn vọng động, môn sinh có thể dùng tư tưởng hướng dẫn luồng hơi nóng đi thẳng vào các thần mạch.
Đỉnh
cao của phương pháp luyện lửa tam muội là tự thiêu đốt đi lớp mỡ trong
cơ thể mình và chỉ để lại những phần bất hoại với thời gian. Khi những
thiền sư đốt đến giọt năng lượng cuối cùng thì cũng là lúc họ vĩnh biệt
cõi trần. Chính vì thế, nhục thân của họ không bị phân hủy và trở nên
bất tử.
Người đời vẫn thường kể lại
câu chuyện, trước khi qua đời, thiền sư Vũ Khắc Minh đã chuẩn bị sẵn cho
mình một am nhỏ trên vách núi. Khi bước vào trong am, thiền sư dặn dò
các đệ tử của mình rằng: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu
để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thi thể
của ta đã hỏng thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta mà
bả lên thi thể”.
Nhiều chuyên gia cho
rằng, thiền sư Vũ Khắc Minh đã luyện được lửa tam muội tới mức tối
thượng và dùng nó để bước vào cõi hư vô, bất tử. Như lời hòa thượng
Thích Thanh Tứ nói lúc sinh thời thì, đây là kết quả của một quá trình
rất dài chứng nghiệm trong tu tập, loại bỏ tất cả những tạp niệm của tâm
để đạt đến sự giác ngộ viên mãn.
Năng
lượng con người là một thế giới còn ẩn chứa vô vàn những bí mật chưa
được khám phá. Nhục thân của các vị thiền sư Việt có lẽ đã gợi mở rằng,
con người sở hữu một nguồn năng lượng vô hạn và khát vọng bất tử đã tồn
tại trong nhiều thế kỷ qua.

Vũ Minh Tiến
Về Đầu Trang Go down
http://mtt080.handisports.net
 
Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hoa Học Trò :: Your first category :: DU LỊCH - KHÁM PHÁ --
Chuyển đến