Hoa Học Trò
Hoa Học Trò
Hoa Học Trò
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Hoa Học Trò

Thơ Nhạc - Hình Ảnh - Quê Hương .
 
Trang ChínhTrang Chính  Liên kếtLiên kết  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Giờ VN
Similar topics
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» Mối tình phòng trà xưa: Danh ca Thái Thanh và 'chuyện ba người'
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Sep 30, 2014 1:27 pm

» Được im lặng đến khi có luật sư
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Thu Sep 25, 2014 4:33 am

» ẢNH NUDE QUỐC ĐỊNH
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Sep 19, 2014 5:12 am

» Ht- Độc Tấu Đàn Tranh Nguyễn Thanh Thủy - Nguyễn Thanh Thủy, Đàn Tranh
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Feb 03, 2013 2:52 am

» Cư dân mạng sốt vì "Lời mẹ dặn con gái trước khi lấy chồng"
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Dec 16, 2012 12:29 pm

» HÌNH ẢNH SÀI GÒN NGÀY XƯA
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Oct 15, 2012 5:41 am

» tho muoi_tieuthu
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Mây Mùa Thu Wed Sep 19, 2012 1:25 pm

» Công nương Anh bật cười khi thấy phụ nữ ngực trần
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Sep 18, 2012 8:14 am

» Bảo Trân tinh khôi trong tà áo dài trắng
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Aug 27, 2012 6:24 am

» Compagnon Disparu (Áo Em Thu Vàng) - Ngọc Lan
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sat Aug 25, 2012 12:18 pm

» Playlist : Tình Nhớ ( Khánh Ly ) 1985
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Aug 24, 2012 12:49 pm

» Lối Thu Xưa
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Aug 24, 2012 7:15 am

» Nhạc Guitar cổ điển
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Aug 19, 2012 2:06 pm

» Bí mật đêm "mây mưa" của hoàng đế Trung Quốc
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Aug 19, 2012 3:18 am

» Chị Tôi ( Mùa Thu Cho Em )
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed Aug 15, 2012 3:22 am

» Kiếp Dã Tràng (Nhạc )
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Aug 14, 2012 12:42 pm

» Xem ốc sên, kiến trổ tài 'đi' trên mặt nước
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Aug 13, 2012 4:10 am

» Chiêm ngưỡng bộ xế Rolls-Royce biển đẹp tại Việt Nam
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Jul 09, 2012 1:22 pm

» Xem chàng trai tháo bỏ nam tính để thành nữ
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Jul 02, 2012 5:35 am

» Ảnh biểu tình ngày 01/7/2012
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Jul 02, 2012 5:19 am

» Nước Nga thu nhỏ trong 800 m2
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Jun 18, 2012 1:22 pm

» Bất ngờ với tượng "sex" tại công viên Tình Yêu xứ Hàn
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed Jun 13, 2012 3:57 am

» Phạm Thiên Thư - Ðộng hoa vàng
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Jun 04, 2012 1:44 am

» Nhảy từ độ cao 730m không cần dù
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Thu May 24, 2012 1:41 pm

» Những hình ảnh hiếm về VN trước năm 1954
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sat May 12, 2012 2:13 pm

» him ‘Bẫy cấp 3’ có thể bị cấm chiếu
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed May 09, 2012 2:30 am

» “Choáng” với tranh 3D siêu thực giữa phố
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Apr 29, 2012 6:48 am

» 'Con ngựa thồ' đặc biệt của NASA
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Apr 13, 2012 3:24 pm

» Khát vọng bất tử và chuyện truyền kỳ về thuật ướp xác của người Việt (Kỳ 1&2 )
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed Apr 11, 2012 2:10 pm

» “Titanic” – những khoảnh khắc nhìn lại…
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed Apr 11, 2012 2:02 pm

» Người sở hữu hoàng bào triều Nguyễn
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Apr 08, 2012 7:07 am

» Vĩnh biệt nhạc sĩ "Nỗi buồn hoa phượng"
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Thu Apr 05, 2012 10:50 am

» Chiêm ngưỡng quần thể biệt thự của Diễm My
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Thu Apr 05, 2012 9:08 am

» Sài Gòn xưa... Sài Gòn: Khung trời của những kỷ niệm xưa
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Apr 03, 2012 3:54 am

» Xôn xao với loạt ảnh “nóng” của người mẫu Trung Quốc
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Apr 01, 2012 9:12 am

» Phát hiện kho báu khổng lồ bên trong biệt thự cổ ở St. Petersburg
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Apr 01, 2012 9:10 am

» 20 tờ bạc đẹp nhất thế giới
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Mar 18, 2012 10:24 am

» Bi Rain mặc quân phục đến Việt Nam
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Mar 18, 2012 10:14 am

» Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (*) Bùi Vĩnh Phúc
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sat Mar 03, 2012 3:48 am

» 30 nguyên tắc vàng đối nhân xử thế của Đắc nhân tâm
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Feb 24, 2012 9:23 am

» Cận cảnh "quái vật biển sâu" vừa bị bắt
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Feb 24, 2012 8:58 am

» Tết của người Hà Nội xưa qua ảnh
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Jan 27, 2012 5:15 am

» Lễ hội mùa xuân kỳ lạ của người Nhật
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Jan 24, 2012 3:49 pm

» Bùi Giáng có thật sự làm thơ?
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Jan 24, 2012 6:04 am

» Xuan nham thin 2012 ( dem 28 Tet )
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Jan 22, 2012 7:10 am

» Đường phố Sài Gòn lung linh đón Tết
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Fri Jan 20, 2012 4:26 am

» CÁC BÀI VĂN CÚNG TRONG DỊP TẾT NHÂM THÌN VÀ HƯỚNG XUẤT HÀNH
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Wed Jan 18, 2012 4:12 am

» Những điểm du lịch hấp dẫn dịp cuối năm
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Tue Dec 27, 2011 11:01 am

» Nude art Quốc Định
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Mon Dec 26, 2011 6:28 am

» Chúc Mừng Năm Mới - 2012
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Emptyby Admin Sun Dec 25, 2011 2:34 pm


 

 Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 141
Join date : 27/07/2010

Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Empty
Bài gửiTiêu đề: Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?    Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  EmptyTue Mar 15, 2011 3:39 pm



Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?






14-03-2011

<table>
<tr>
<td style="width: 120px;" valign="top"> Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?  Tai-sao-Nguyen-Du-la-dai-thi-hao-dan-toc
</td>
<td valign="top"> PHẠM CÔNG THIỆN

1. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO?

Nguyễn Du là một nhà thơ.
Chẳng những thế lại là một nhà thơ thiên tài. Chúng ta thường quen gọi
những thiên tài thi ca là thi hào; chữ “hào” nói lên tài trí phi thường,
vượt bực, sáng suốt, vượt lên trên những kẻ khác: “thi hào” là một nhà
thơ siêu việt, với thiên tài sáng tác bao trùm cõi xa gần cao thấp của
thiên địa.
</td>
</tr>
</table>

Nguyễn Du
cũng còn được nhiều người gọi là “thi bá”, nhưng thi bá không hàm ngụ
nhiều nghĩa mênh mông như “thi hào” và thường mang nghĩa một trật tự cao
sang, vị thế lãnh tụ đứng đầu thống trị một tập thể nhất định, như tập
thể địa phương, tập thể xã hội, tập thể quốc gia, tập thể địa lý hoặc
tập thể văn chương: thi bá nói lên địa vị cự phách lỗi lạc của kẻ đứng
đầu một lĩnh vực nhất định nào đó.

Có kẻ là thi bá mà không
thể là thi hào, có kẻ là thi hào mà nhiều khi không là thi bá: người ta
có thể là thi bá của một địa phương nào đó, nhưng địa phương khác không
chấp nhận; người ta có thể là thi hào đối với nước ngoài mà nhiều khi
quê hương của người ấy lại không chấp nhận người ấy là thi hào.

Thi hào là thi bá, nhưng thi bá ít khi lại cũng là thi hào.

Nguyễn Du đứng ở vị trí rất
khó có ai đạt tới được; vừa là thi bá vừa đồng lúc là thi hào. Chẳng
những thế thôi, Nguyễn Du là một bậc đại thi hào. Chữ đại ở đây không có
ý nghĩa nghịch lại với tiểu, vì không bao giờ có tiểu thi hào. Phải
hiểu chữ đại theo nguyên nghĩa: con người đứng hiên ngang, dang cả hai
chân, mở rộng hai tay, rộng mở chân tay một cách quý phái, cũng cao lớn
lồng lộng như thiên địa (thiên đại, địa đại, nhân diệc đại... nhân tại
thiên địa gian tối quý).

Chữ dại còn có ý nghĩa về
chiều sâu rộng của danh (như đại danh), của tài năng trí huệ (như đại
tài, đại trí...), của đức độ và đạo lý (như đại đức, đại hiền, đại
thánh, đại triết...), nhưng cách sử dụng chữ đại trong đại thi hào cần
phải được xác định rõ ràng hơn nữa.

Đứng về mặt danh như đại
danh thì có những thi hào lại là đại thi hào như Dante, Goethe,
Shakespeare và Homer. Nhưng cũng có những thi hào chưa được đại danh
trong hiện tại mà tương lai có thể sẽ đổi khác, như Leopardi không nổi
tiếng bằng Goethe và nhất là không nổi tiếng bằng Dante, nhưng đứng về
mặt tài năng trí huệ hoặc đức độ đạo lý thì có thể vượt xa Dante và
Goethe. Đó cũng là trường hợp của Hoelderlin đối với Goethe, Keats đối
với Shakespeare, Sophocles đối với Homer, Rilke đối với Goethe, hoặc
Trakl đối với Rilke, Vương Duy đối với Lý Bạch và Đỗ Phủ, Đỗ Phủ đối với
Lý Bạch lúc đương thời (chỉ sau này người Tàu mới khám phá lại rằng Đỗ
Phủ vĩ đại hơn Lý Bạch, và gần đây có nhiều bậc thượng trí lại nhận rằng
Vương Duy vĩ đại hơn Lý Bạch và Đỗ Phủ...).

Nguyễn Du đứng ở một chỗ cao nhất, vừa đại danh đối với dân tộc Việt Nam, vừa đại tài, đại trí, đại hiền, đại triết...

Nói rút gọn lại một câu: Nguyễn Du vừa là thi bá, thi hào và đại thi hào.

2. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO DÂN TỘC?

Khi mình là nhà thơ của một
đại cường quốc, như nhà thơ của Hoa Kỳ, của Pháp, Đức, Nga, Anh, Ý,
Tàu, Nhật, v.v..., thì mình cũng rất dễ trở thành nhà thơ quốc tế, nhà
thơ của cả thế giới.

Trường hợp của một nước nhỏ
và nghèo như Việt Nam thì ít có nhà văn hay thi sĩ Việt Nam nào nổi
tiếng khắp thế giới như T.S.Eliot, Rainer Maria Rilke hay René Char...
Nguyễn Du là nhà thơ Việt Nam được thế giới biết đến nhiều nhất trong
tất cả những nhà thơ Việt Nam, vì một lý do duy nhất là mọi người đều
nhận rằng Nguyễn Du là một nhà thơ có tính chất Việt Nam nhất, nghĩa là
cái mà chúng ta gọi là “dân tộc”.

Khó lòng thấy được một
người ngoại quốc nào, dù có cái học sâu sắc thông thái về ngôn ngữ và
văn hoá Việt Nam mà có thể thưởng thức, hiểu nổi tất cả cái không khí
thơ mộng tràn trề lai láng của thơ Nguyễn Du, nhưng sở dĩ Nguyễn Du được
ngoại quốc biết tên là do đại danh của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt
Nam.

Người ngoại quốc có thể
hiểu Dante hay Leopardi hơn cả người Ý Đại Lợi, hiểu Rimbaud hơn người
Pháp, hiểu Whitman hơn người Mỹ, hiểu Vương Duy hơn người Tàu, hiểu
Goethe và Hoelderlin hơn người Đức, hiểu Shakespeare và Dylan Thomas hơn
người Anh, hiểu Homer và Pindar hơn người Hy Lạp, nhưng chưa thấy người
ngoại quốc nào hiểu Nguyễn Du hơn người Việt Nam. Chỉ mong trong tương
lai sẽ có được đôi người ngoại quốc hiểu Nguyễn Du hơn cả dân tộc của
nhà thơ lớn nhất Việt Nam.

Thực ra, cũng ít có người Việt Nam nào dám tự nhận rằng mình đã hiểu Nguyễn Du một cách đầy đủ vẹn tuyền.

Tôi dùng chữ “hiểu” ở đây
có nghĩa rằng hiểu cái tính thể, cái thể tính của tinh tuý, như ở trên
tôi nói rằng có thể có nhiều người ngoại quốc hiểu Goethe hay hiểu
Nietzsche, Heidegger, Hegel hơn cả chính người Đức, hay hiểu Leopardi
hơn cả người Ý Đại Lợi, v.v...

Nguyễn Du rất khó hiểu, đối
với cả người Việt Nam, và đối với tất cả những bậc học giả có thực học
một cách sâu rộng (bằng chứng cụ thể, như mấy câu thơ Nguyễn Du như “nhớ
ít tưởng nhiều”, “trong hào ngoài lũy tan hoang”, “sự đâu chưa kịp đôi
hồi”, hay những chữ trong Truyện Kiều như “mệnh”, “lòng”, “tơ”, “nhớ”, “tưởng”, v.v…).

Nguyễn Du là một cái gì
đang hình thành liên tục, giống như mấy chữ “dân tộc tính”: dân tộc tính
là một sự giao tranh liên tục có tính cách sáng tạo, phải giựt cho ra
cái tinh tuý của quê hương và phải dẹp bỏ tất cả những ý tưởng ái quốc
cực đoan thiển cận. Chỉ thấy được sự vĩ đại phi thường của Nguyễn Du là
khi nào chúng ta đã có khả năng đi vào nơi sâu thẳm nhất của văn chương
và văn hoá thế giới.

Tất cả dân tộc tính nằm
trong việc liễu nhập ý nghĩa mênh mông của chữ “tính” (không phải trong
nghĩa của Khổng học từ Tống Nguyên Thanh hay từ Hán Đường Minh, mà trong
ý nghĩa “bhàva” của triết học và đạo lý Ấn Độ). Nguyễn Du đã đưa tiếng
nói ngôn ngữ Việt Nam đến chỗ tuyệt đỉnh siêu việt, và tiếng nói Việt
Nam chính là trường sở linh hiện nhất của dân tộc tính Việt tính. Nguyễn
Du không phải chỉ là một bậc đại thi hào mà còn là bậc đại hiền triết:
tất cả tính mệnh của dân tộc là có hiểu được Nguyễn Du hay không? Tương
lai của quê hương đã hàm ẩn trong câu hỏi quan trọng này.

(Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, Viện Triết lý
Việt Nam và Triết học thế giới, U.S.A, 1996.)
<table bgcolor="#cacbff">

<tr>
<td>
Giáo
sư, nhà văn, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện đã qua đời ngày 8/3/2011
tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, thọ 71 tuổi. Từ năm 15 tuổi ông đã nổi tiếng
thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, biết tiếng
Sancrit và tiếng La Tinh. Ông là tác giả của các tác phẩm: “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” (1965), “Yên lặng hố thẳm” (1967), “Hố thẳm của tư tưởng” (1967), “Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), “Ngày sinh của rắn” (thơ,1967), “Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc” (1996)…

Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Tạp chí Hồn Việt xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và thân hữu GS Phạm Công Thiện.
</td>
</tr>

</table>
Về Đầu Trang Go down
http://mtt080.handisports.net
 
Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phạm Thiên Thư - Ðộng hoa vàng
» PHÓNG SỰ Vén màn bí mật pho "tượng táng" ở chùa Đậu 22/12/2009 11:01 (VTC News) - Tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào? » Giải mã bí ẩn những pho "tượn
» Ngắm thiên thần sắc đẹp gợi cảm nhất thế giới 2011

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hoa Học Trò :: Your first category :: THƠ :: THƠ TỰ DO --
Chuyển đến